Chú thích Lý Thân (nhà Đường)

  1. Nay thuộc tỉnh trực thị Vô Tích, Giang Tô
  2. Nay là khu Tiếu Thành, địa cấp thị Bạc Châu, An Huy
  3. Thập di là tên gọi của chức vụ gián quan đời Đường, chuyên trách can ngăn hoàng đế. Võ hậu nắm quyền, bắt đầu chia ra Tả/Hữu Thập di
  4. Cấm thự là tên gọi chung của những sở quan được đặt trong Hoàng thành, cận kề hoàng đế
  5. Đời Đường đặt ra chức vụ Bổ khuyết, coi việc can ngăn và tiến cử; trong đó Tả bổ khuyết thuộc Môn hạ tỉnh, Hữu bổ khuyết thuộc Trung thư tỉnh. Trung thư tỉnh là cơ quan định ra chính sách vào đời Đường, nên Hữu bổ khuyết là chức vụ có quyền hạn thực tế vượt xa Tả bổ khuyết
  6. Đời Hán đặt chức Ngự sử đại phu làm trưởng quan của Ngự sử đài, còn Ngự sử trung thừa làm phó quan. Đời Đường lấy Ngự sử trung thừa làm trưởng quan, còn Ngự sử đại phu thường là hàm rỗng, dành cho tướng soái ở trấn ngoài. Ở đây Lý Phùng Cát lợi dụng sự tương đồng về quyền hạn của hai chức vụ này để kích động Lý Thân
  7. Từ đời Đường Đức Tông về sau, nhà Đường đặt Thần Sách quân làm Cấm quân của Thiên tử; đứng đầu Thần Sách quân là Hộ quân trung úy, gọi tắt Trung úy, chuyên do hoạn quan đảm nhiệm
  8. Lượng di (量移): quan viên nhà Đường chịu hình phạt biếm chức là trục xuất đến nơi xa, gặp dịp Đại xá, được an trí ở nơi gần, gọi là Lượng di
  9. Lợi nhuận lâu điếm (利润楼店) là tửu lâu, khách điếm quốc doanh do Lý Thân đặt ra, mở đầu truyền thống các tiết độ sứ cuối đời Đường tiến hành kinh doanh nhằm thu vén vật lực của địa phương mà mình quản hạt vào túi riêng. Việc làm này của Lý Thân chịu sự chỉ trích của giới sĩ phu đương thời, họ cho rằng như thế là tranh lợi với dân. Quan điểm này được họ phản ánh trong nhiều tác phẩm: Nam bộ tân thư (南部新书), Giám giới lục (鉴戒录), Vân Khê hữu nghị (云溪友议),...
  10. Xem Nhập Đường cầu pháp tuần lễ hành ký (入唐求法巡礼行记) quyển 3, Tống cao tăng truyện (宋高僧传) quyển 11 – Đường Dương Châu Tuệ Chiếu tự Sùng Diễn truyện, Vân Khê hữu nghị (云溪友议) quyển thượng
  11. Pháp luật phong kiến nghiêm cấm quan lại cưới vợ là người địa phương mà mình trị nhậm (VD: nhà Nguyễn đặt ra phép Hậu trị); nhà Đường xử phạt 100 trượng nếu vi phạm
  12. Vụ án của Ngô Tương là do Đô ngu hầu Lưu Quần, Áp quân nha quan Lý Khắc Huân của Dương Châu tố cáo. Lưu Quần và Lý Khắc Huân đều tỏ ra yêu thích con gái của Nhan Duyệt, thậm chí Lưu Quần từng hỏi cưới cô ta không thành, ngược lại mẹ kế của Nhan thị là Tiêu thị đem cô ta gả cho Ngô Tương (vì Nhan Duyệt và mẹ ruột cô ta là Vương thị đều đã mất), nhưng đó là việc xảy ra vào năm Hội Xương thứ 2 (842). Chức vụ Huyện úy của Ngô Tương quá nhỏ bé so với Đô ngu hầu (huyện úy xếp thứ 4 trong huyện, sau lệnh, thừa và chủ bộ, còn Đô ngu hầu là võ quan xếp thứ 2 trong châu, chỉ sau Đô đốc, nhưng Đô đốc đời Đường thường là do Tiết độ sứ kiêm nhiệm, khi ấy binh quyền thực sự thuộc về Đô ngu hầu), nếu Lưu Quần ôm hận, thì không cần đợi đến 3 năm sau mới ra tay, cũng không dùng biện pháp nặng tính quan liêu như vậy. Thêm nữa, phần lớn khối tài sản mà Thôi Nguyên Tảo xem là chứng cứ tham ô của Ngô Tương lại là sính lễ dành cho Nhan thị. Vì thế vụ án Ngô Tương có thể xem là án oan, là một phần của Ngưu Lý đảng tranh, và Lý Thân thực sự kết án theo ý riêng. Thái bình quảng ký (太平廣記) xếp vụ án này vào nhóm truyện có chủ đề Khốc bạo, xem quyển 269